Giằng tường là gì? Vì sao nó lại quan trọng trong xây dựng

Giằng tường là một trong những phương pháp xử lý các tác động lên ngôi nhà vô cùng quan trọng trong xây dựng, giúp duy trì sự bền vững và an toàn cho công trình. Vậy giằng tường là gì và nó đảm nhận vai trò gì?

Kasai sẽ chia sẻ ngay trong bài viết này về thuật ngữ này và những kinh nghiệm được đúc kết trong lĩnh vực xây dựng thi công nhà ở giúp bạn hiểu hơn nhằm đảm bảo chất lượng và độ bền cho mái ấm của bạn.

Giằng tường
Như thế nào gọi là giằng tường?

Giằng tường là gì?

Giằng tường hay còn được gọi là đai tường, đây là một lớp bê tông hoặc bê tông cốt thép được thực hiện để liên kết chặt chẽ các đỉnh tường của ngôi nhà trước khi thực hiện thi công đổ bê tông tấm sàn tạo ra một liên kết ổn định và có sự phù hợp với nhau.

Thông thường giằng tường chiếm khoảng 40-65% trọng lượng vật liệu xây dựng đối với các công trình dân dụng. Việc bố trí này giúp phân bố tải trọng đều và giảm biến dạng cho sàn nhà. Đây là yếu tố không thể thiếu để duy trì tính ổn định và vững chắc của công trình.

Vị trí của giằng tường
Vị trí của giằng tường.

Vì sao cần phải giằng tường trong thi công

Như đã lý giải ở phần trước đó, có lẽ phần nào bạn cũng đã hình dung được tác dụng của giằng tường rồi phải không? Nhưng đó vẫn chưa hết, phương pháp này còn có nhiều tác dụng khác trong thi công như sau:

  • Phân bố tải trọng: Phân bổ đều trọng lượng của sàn tầng xuống các tường, giữ cho cấu trúc được cân bằng và ổn định, đảm bảo tính kết nối và đồng nhất của công trình.
  • Tăng cường độ cứng và chắc chắn: Thực hiện việc này làm tăng độ cứng và độ chắc chắn của kết cấu, giúp ngăn chặn công trình của bạn khỏi những tác động tải trọng ngang và dọc, đặc biệt quan trọng đối với các dự án tòa nhà nhiều tầng.
  • Liên kết các bộ phận của công trình: Giúp liên kết các đỉnh tường của trần nhà trước khi đổ sàn và xây dựng các tầng trên, tạo thành một khối hợp nhất.
  • Chống xô lệch: Trong các điều kiện không thuận lợi, phương pháp này còn giúp chống lại sự xô lệch ở các nút chân cột, giữ cho công trình hạn chế bị biến dạng nhất có thể.
  • Tăng khả năng chịu tải trọng ngang: Giúp công trình tăng sức chịu đựng đối với các tải trọng ngang, cải thiện độ cứng và lâu dài cho kết cấu công trình.
  • Hạn chế tình trạng sụt lún và nứt gãy: Tăng thêm khả năng chịu đựng bởi các lực kéo, mô-men và lực cắt, giúp công trình thoát khỏi tình trạng sụt lún, nứt gãy khi biến đổi thời tiết đột ngột.

Tiêu chí thi công giằng tường

Dưới đây là một số tiêu chí để lựa chọn vật liệu thích hợp để tiến hành giằng tường:

Đảm bảo cường độ chống chịu lực

Phải có khả năng ngăn chặn các tác động của lực tương đương với chiều dài của tường bao gồm như hỗ trợ tải trọng của toàn bộ tường nhà, mái nhà, sàn tầng trên và mái nhà và chống chọi được với các tác nhân môi trường như gió, mưa, bão. 

Bảo đảm độ vững chắc và lâu dài của tường nhà

Các vật liệu dùng để xây dựng cần có có độ bền và độ cứng cao, phù hợp với khả năng chịu tải của nền đất, móng và các yếu tố cấu trúc của tường nhà như chiều cao, chiều dài và chiều dày.

Kỹ thuật xây dựng cũng đóng vai trò quan trọng, đảm bảo các bức tường đạt được chất lượng ổn định nhất. Việc lựa chọn vật liệu và mác bê tông đúng tiêu chuẩn là yếu tố then chốt để đảm bảo độ bền tối ưu của giằng tường.

Bố trí giằng tường hiệu quả

Điều này phải được thực hiện một cách khoa học và hiệu quả, phù hợp với yêu cầu của từng công trình cụ thể. Cần chuẩn bị khung thép và gia công ván khuôn kỹ lưỡng, thực hiện đúng kỹ thuật lắp đặt cốt thép và cốp pha.

Quá trình trộn và đổ bê tông phải được tiến hành cẩn thận, đảm bảo độ dày và chất lượng của vật liệu để tránh các lỗi kỹ thuật. Bố trí giằng tường hiệu quả giúp tăng cường độ ổn định và khả năng chịu tải của công trình, đảm bảo tuổi thọ và độ bền của tường nhà.

Tiêu chí giằng tường
Tiêu chí giằng tường.

Các giai đoạn thi công giằng tường

  • Giai đoạn 1: Chuẩn bị khung thép trước thi công giằng tường
  • Giai đoạn 2: Gia công và lắp dựng ván khuôn
  • Giai đoạn 3: Kỹ thuật lắp đặt cốt thép và cốp pha
  • Giai đoạn 4: Trộn và đổ bê tông, đầm kỹ bằng đầm dùi
  • Giai đoạn 5: Tháo dỡ ván khuôn
Giai đoạn thi công giằng tường
Giai đoạn thi công giằng tường.

Một số lưu ý khác khi bố trí giằng tường hiệu quả

Trong quá trình thiết kế và thi công giằng tường, việc sắp xếp bố trí như thế nào để nó phát huy được hết công năng của nó đúng cách là một điều hết sức quan trọng. Cần phải thực hiện đúng kỹ thuật cũng như sử dụng vật liệu chất lượng để đảm bảo được độ vững chắc và khả năng chịu lực:

  • Thi công theo đúng bản vẽ thiết kế đã được tính toán kỹ lưỡng trước đó để đảm bảo độ chính xác và hiệu quả
  • Nên đặt tại các khu vực có tường chịu lực, giúp phân bố đều tải trọng của sàn, tầng trên và cho toàn bộ cấu trúc của ngôi nhà. 
  • Bố trí giằng tường ở những khu vực cần tăng độ cứng cáp, chẳng hạn như ban công hay tấm ô văng. 
  • Sử dụng giằng tường ở những nơi có nguy cơ bị sụt lún, ngập nước, hoặc những khu vực chịu tải trọng động lớn để đảm bảo độ chắc chắn và an toàn.

Ngoài ra, khi thi công cần đảm bảo sử dụng vật liệu đạt chất lượng và thực hiện đúng kỹ thuật để đường tường giằng có khả năng chịu lực tốt.

Đối với những tường cao từ 300-400 cm, nên bố trí ít nhất một giằng tường. Tuy nhiên, để đảm bảo độ chắc chắn và khả năng chịu lực, có thể bố trí thêm một giằng tường ở giữa. Chiều dài của nó phải bằng với chiều dài của tường và độ dày phổ biến từ 7-14 cm.

Hy vọng thông qua bài viết này Kasai đã cung cấp thêm được những kiến thức và kinh nghiệm cho bạn về giằng tường giúp mái ấm của mình thêm phần chắc chắn. Cảm ơn bạn đã xem bài viết!

Thông tin liên hệ Công ty TNHH Kasai:

  • Địa chỉ: Số 62 Xuân Thủy, Khuê Trung, Cẩm Lệ, Đà Nẵng.
  • Hotline: 0931393270 – 0972903570
  • Email: xaydungkasai@gmail.com
  • Website: thietkenhakasai.com

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *