Thi Công Nền Nhà Chống Nồm: Làm Sao Đạt Hiệu Quả Tối Ưu?

Nồm ẩm luôn là nỗi ám ảnh của nhiều gia đình, gây khó chịu và ảnh hưởng đến chất lượng ngôi nhà. Vậy làm thế nào thi công nền nhà chống nồm mà không làm phiền đến cuộc sống của bạn? Ngay trong bài viết này, Kasai sẽ mách cho bạn một vài giải pháp tối ưu nhất để khắc phục tình trạng này nhé!

Hình ảnh thi công nền nhà chống nồm
Hình ảnh thi công nền nhà chống nồm

Thi công nền nhà chống nồm – Nguyên nhân và tác hại nên biết

Nguyên nhân gây ra hiện tượng nền nhà nồm ẩm

Tình trạng nhà nồm, còn được gọi là “nền nhà đổ mồ hôi”, diễn ra khi độ ẩm không khí vượt quá 90% hoặc đạt mức bão hòa. Hiện tượng này gây ra sự ẩm ướt và thường xuất hiện ở miền Bắc Việt Nam từ tháng 2 đến tháng 4 hàng năm. 

Chủ yếu xảy ra do tác động trực tiếp của điều kiện thời tiết, nếu xét về bản chất sâu xa, nền móng của nhà chưa đúng tiêu chuẩn lại là một trong những nguyên nhân gây ra hiện tượng nồm, ứ đọng nước trên các bề mặt sàn, tường. 

Chính vì thế, ngay từ giai đoạn thi công nền nhà chống nồm nên tính toán, sử dụng lớp vật liệu chống nồm để đạt được kết quả tối ưu nhất cho phần nền móng.

Hình ảnh thi công nền nhà chống nồm
Hình ảnh thi công nền nhà chống nồm

Tác hại của nền nhà nồm ẩm đối với sức khỏe và cuộc sống

Một vài tác hại vào mỗi mùa nồm đối với ngôi nhà bạn có thể kể đến như:

  • Tường nhà bị ẩm mốc không chỉ làm không gian trở nên kém thẩm mỹ mà còn làm hư hại đến cấu trúc như mục nát gỗ, làm gỉ kim loại hoặc ăn mòn bê tông.
  • Khi nền nhà bị đọng nước sẽ khiến việc di chuyển rất dễ bị ngã đặc biệt đối với trẻ em và người lớn tuổi.
  • Nồm ẩm giúp các vi khuẩn, nấm mốc khác phát sinh sẽ gây ảnh hưởng đến các vấn đề về sức khỏe cho các thành viên trong gia đình.
Hình ảnh tác hại nền nhà nồm gây ra
Hình ảnh tác hại nền nhà nồm gây ra

Giải pháp thi công nền nhà chống nồm hiệu quả

Sử dụng vật liệu chống nồm tiên tiến

Trong quá trình thi công nền nhà chống nồm, việc lựa chọn và sử dụng các vật liệu phù hợp là hết sức quan trọng. Dưới đây là một số phương pháp và vật liệu chống nồm tối ưu và phổ biến:

  • Dùng lớp cách nhiệt bằng xỉ than lò dạng hạt: Xỉ than lò cao dạng hạt có khả năng cách nhiệt tốt, giúp giảm thiểu hiện tượng ngưng tụ hơi nước và giữ cho nền nhà luôn khô ráo.
  • Lớp nền nhà sử dụng bê tông lưới thép mặt granito: Bê tông lưới thép mặt granito không chỉ có độ bền cao mà còn có khả năng chống thấm nước, giúp ngăn ngừa tình trạng nồm ẩm.
  • Lớp nền nhà đặt bằng các thanh gỗ lim hoặc gỗ dán, packet: Gỗ lim hoặc gỗ dán có đặc tính cách nhiệt tốt, tạo ra một lớp nền nhà khô ráo và thoải mái.
  • Lớp cách nhiệt sử dụng vật liệu xốp EPS cường độ cao: Xốp EPS có khả năng cách nhiệt vượt trội, giúp ngăn chặn sự chênh lệch nhiệt độ giữa mặt đất và nền nhà, từ đó giảm thiểu hiện tượng ngưng tụ hơi nước.
  • Lớp cách nước dùng gạch gốm bọt: Gạch gốm bọt có khả năng cách nước tốt, giúp ngăn chặn sự thấm nước từ bên ngoài vào bên trong nền nhà.
  • Lớp nền nhà có vật liệu cách nhiệt hỗn hợp: Sử dụng các loại vật liệu cách nhiệt hỗn hợp để tăng cường khả năng cách nhiệt và chống nồm hiệu quả.

Một vài phương pháp thi công nền nhà chống nồm hiện đại có thể áp dụng

Công nghệ thi công nền nhà chống nồm đang ngày càng phát triển, mang lại nhiều giải pháp tiên tiến và hiệu quả. Một số công nghệ mới nhất bao gồm:

  • Hệ thống thoát nước ngầm: Thiết kế hệ thống thoát nước ngầm dưới nền nhà để ngăn nước thấm lên, giữ cho nền nhà luôn khô ráo.
  • Sơn chống nồm: Sử dụng sơn chống nồm có chứa các thành phần đặc biệt giúp ngăn chặn hơi nước thấm qua bề mặt nền nhà.
  • Công nghệ sưởi nền: Sử dụng hệ thống sưởi nền để duy trì nhiệt độ ổn định, ngăn chặn hiện tượng ngưng tụ hơi nước.

Quy chuẩn thi công thi công nền nhà chống nồm đúng kỹ thuật để đạt kết quả tối ưu

Để đảm bảo thi công nền nhà chống nồm đạt hiệu quả tối ưu, việc xây dựng đúng kỹ thuật là vô cùng quan trọng. Một số quy chuẩn thi công bạn cần tuân thủ:

  • Lớp 1: Là mặt nền nhà yêu cầu thẩm mỹ, độ bền và chống mài mòn cao. Nên chọn vật liệu có độ dày nhỏ để tăng quán tính nhiệt. Các vật liệu phù hợp bao gồm gạch men sứ dày ≤ 7mm, gạch gốm nung dày ≤ 10mm, vật liệu composite dày ≤ 7 mm, gỗ paket hoặc ván dày ≤ 20 mm.
  • Lớp 2: Đây là lớp cách nước, nếu lớp 1 và 3 được chế tạo rời, nên sử dụng giấy dầu, sơn bitum cao su làm lớp chống thấm. Nếu lớp 1 và 3 được chế tạo liền, có thể gắn kết bằng keo hoặc xi măng, lớp này càng mỏng càng tốt.
  • Lớp 3: Là lớp cách nhiệt cơ bản, cần chọn vật liệu có quán tính nhiệt nhỏ và sức chịu tải cao như gốm bọt, xốp polystyrene (EPS), tấm đôlômít.
  • Lớp 4: Là lớp ngăn nước mao dẫn từ đất nền, bảo vệ lớp cách nhiệt không bị ẩm. Có thể sử dụng giấy bitum, màng polyetilen, sơn bitum cao su hoặc vữa xi măng cát.
  • Lớp 5: Là lớp bê tông lót hoặc bê tông gạch vỡ nhằm tăng độ cứng của nền.

>>> Bạn có thể tham khảo thêm tại Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9359:2012

Hy vọng những giải pháp thi công nền nhà chống nồm,  Kasai chia sẻ trong bài viết này sẽ giúp bạn có thêm những cách xử lý tốt cho vấn đề sàn nhà bị nồm ẩm. Hãy thử áp dụng cho ngôi nhà để đảm bảo không gian của gia đình bạn nhé!

Thông tin liên hệ Công ty TNHH Kasai:

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *